Hướng dẫn xin visa Ấn độ Online từ A-Z
Mẹo du lịch VisaViệc xin visa Ấn Độ không nhất thiết phải đến Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam để nộp hồ sơ mà bạn có thể xin visa trực tuyến qua mạng Internet. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước để xin visa Ấn Độ online.
Bước 1: Click vào link này
https://indianvisaonline.gov.in/evisa/Registrationhttps://indianvisaonline.gov.in/evisa/Registration
Sau đó chọn e-Visa Application trong khung màu da cam (ngay khung đầu tiên). Một bảng như ở dưới sẽ hiện ra, cách điền như sau:
- Passport type (loại passport): Hầu hết chúng ta sẽ chọn “Ordinary passport” tức là hộ chiếu phổ thông. Các loại kia là Official passport (hộ chiếu công vụ), Diplomatic passport (hộ chiếu ngoại giao), Service passport (cũng là hộ chiếu công vụ) và Special passport (hộ chiếu đặc biệt).
- Nationality (quốc tịch): Vietnam (dĩ nhiên rồi hihi)
- Port of arrival (cảng đến): nhập cảnh ở đâu thì chọn cảng đó. Mình bay đến New Delhi nên chọn Delhi Airport
- Date of birth: Sinh nhật
- Email ID/ Re-enter Email ID: Địa chỉ email để gửi thông tin visa
- Expected date of arrival: ngày nhập cảnh
- Visa service: chọn eTOURIST VISA, vì mình đi du nịch mòoooo. Sau khi click vào đây có 2 cái option hiện lên cho mình chọn: RECREATION/SIGHT-SEEING (du lịch/ tham quan), MEETING FRIENDS/RELATIVES (thăm thân), SHORT TERM YOGA PROGRAMME (tgia khóa học yoga ngắn hạn). Mục đích của mình là gì thì chọn cái đó. Mình chọn cái đầu tiên.
- Sau đó gõ mã capcha và nhấn dấu tick vào ô vuông dưới cùng (tôi đã đọc kĩ hướng dẫn và chuẩn bị đủ tài liệu như yêu cầu) rồi bấm Continue. Sau khi bấm 1 bảng sẽ hiện ra, khỏi đọc, nhấn OK.
Lưu ý: Mình gõ thường nó cũng tự động chuyển sang caplock nhé
Bước 2: Điền thông tin cá nhân (Applicant Details Form)
Ở ngay dòng thứ 2 là Temporary Application ID, nhớ note lại để nhỡ đang điền dở có việc phải out ra thì lúc sau có thể tiếp tục điền mà ko phải nhập lại những thông tin từ trang trước.
Applicant Details
- Surname (Họ). VD: NGUYEN HONG
- Given Name (Tên thật): NHUNG
- Have you ever changed your name? (Bạn đã bao giờ đổi tên chưa?): Nếu có thì đánh dấu tích vào ô vuông rồi điền thông tin chi tiết. Chưa thì bỏ qua
- Gender (Giới tính)
- Town/City of birth (Nơi sinh – tên thành phố)
- Country of birth (Nơi sinh – Tên nước)
- Citizenship/National Id No. (Số chứng minh thư)
- Religion (Tôn giáo): Nếu k có thì nhấn Other, dòng dưới điền None
- Visible identification marks (Đặc điểm nhận dạng): Ghi như trong CMT, của mình là sẹo C2C mép trái, mình dịch là Scar near mouth =)))))
- Educational Qualification (Trình độ): Mình chọn Graduate (Tốt nghiệp ĐH)
- Did you acquire Nationality by birth or by naturalization? (Quốc tịch sinh ra đã có hay là nhập quốc tịch?): Mình chọn cái đầu tiên
- Have you lived for at least two years in the country where you are applying visa? (Bạn đã từng sống ít nhất 2 năm ở nước bạn đang nộp visa chưa?) => cái này chọn YES nhá, nghĩa là mình đang ngồi apply visa Ấn Độ ở VN và mình đã sống ở VN ít nhất 2 năm rồi
Passport Details
Thông tin về hộ chiếu, cái này mở trang đầu ra có hết nha ahihi.
Any other valid Passport/Identity Certificate(IC) held (Còn hộ chiếu khác ko?): Không có thì oánh No nha pà kon. Xong roài nếu làm tiếp thì “Save and Continue”, còn nếu vì bận gì đó mà ko làm tiếp nữa thì “Save and Temporarily Exit” (Sau này đăng nhập lại thì dùng Temporary Applicant ID)
Bước 3: Điền thông tin nơi ở/ gia đình/ nghề nghiệp
Thông tin nơi ở:
Gồm có Present Address (địa chỉ hiện tại) và Permanent Address (địa chỉ thường trú). Nếu 2 cái giống nhau thì click luôn vào “Click here for same address” để đỡ phải điền lại.
P/S: Postal/ Zip code của các tỉnh thì xem ở LINK NÀY (Updated Apr 2017)
Thông tin gia đình
- Điền họ tên/ quốc tịch/ nơi sinh (thành phố/ quốc gia) của bố mẹ vào.
- Applicant’s Marital Status (tình trạng hôn nhân của người nạp đơn): Single (độc thân) hoặc Married (đã kết hôn)
Thông tin nghề nghiệp
- Present Occupation (nghề nghiệp hiện tại): nó hiện 1 list các việc cho mình chọn, ai làm nghề gì thì chọn tương ứng. Mình chọn Business Person =))))
- Employer Name/business (Tên công ty)/ Address (Địa chỉ công ty): Ai có CV trước đó rồi thì điền thêm phần Past Occupation, nhưng mà thôi khỏi điền cho đỡ mất công.
- Are/were you in a Military/Semi-Military/Police/Security. Organization? (Bạn đang/đã phục vụ trong quân đội/ cảnh sát/… chưa)
Xong rồi thì bấm Save and Continue để làm tip thui.
Bước 4: Điền thông tin về chuyến đi
- Details of Visa Sought (Thông tin chuyến đi): Places to be visited (Những điểm tham quan) và Expected Port of Exit from India (Cảng xuất cảnh từ Ấn Độ): mình dự định tham quan 4 thành phố và xuất cảnh từ New Delhi
- Previous Visa/Currently valid Visa Details (Visa trước đó/ Visa hợp lệ hiện tại): Have you ever visited India before? (Bạn đã bh đến Ấn trước đây chưa) và Has permission to visit or to extend stay in India previously been refused? (Trước đây đã từng bị từ chối nhập cảnh/ kéo dài thời gian lưu trú ở Ấn Độ chưa?)
- Other Information: Countries Visited in Last 10 years (Những nước đã đi trong 10 năm qua)
- Have you visited SAARC countries (except your own country) during last 3 years? (Bạn đã đến các nước trong khối SAARC trong 3 năm qua chưa?). Các nước trong khối SAARC gồm: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, India, Maldives, Nepal, Pakistan, Srilanka. Chưa đi thì “No” nhé.
- Reference (Tham khảo): Reference Name in India (Người liên hệ ở Ấn Độ), cái này thì ghi tên khách sạn/ nơi ở của TP đầu tiên mình đến Ấn. Mình ghi contact nơi mình thuê ở New Delhi. Reference Name in VIETNAM (Người liên hệ ở VN): tốt nhất là ghi tên bố/mẹ/anh chị em. Xong rồi thì tiếp tục Save and Continue.
Bước 5: Upload ảnh
Lưu ý: Ảnh định dạng jpg/jpeg, kích cỡ 10KB-1MB, chụp trên nền trắng
Bước 6: Upload trang đầu hộ chiếu
Lưu ý: File upload phải là file pdf, kích cỡ 10KB-300KB, file được up là trang hộ chiếu có chứa thông tin cá nhân (tên, DOB, quốc tịch, ngày hết hạn hộ chiếu, …). Xong thì click vào ô vuông ở dưới trước khi bấm “Confirm”.
Bước 7: Kiểm tra lại thông tin một lần nữa
Một bảng như dưới đây sẽ hiện ra với tất cả thông tin mình nhập vào trước đó. Kiểm tra lại 1 lần nữa thật chính xác các thông tin, vì rất có thể mình gõ nhầm. Nhờ kiểm tra lại mà mình phát hiện ra mình nhập sai zip code của HCMC vs số CMT (do gõ ẩu). May quá đi mất. Nếu sai thì kéo xuống dưới có nút “Modify”, đúng hết rồi thì “Verified and Continue”
Bước 8: Thông tin phí Visa
Trước tiên note lại luôn Application ID, khác với cái ID cũ. ID mới này sẽ dùng để thanh toán phí Visa, kiểm tra Visa status và in e-Visa. Kéo xuống dưới cùng click vào “yes” cho câu “I agree that I cannot cancel or amend this transaction.” (Tôi đồng ý rằng tôi không thể hủy hoặc thay đổi giao dịch này”. Có thể thanh toán luôn (Pay now) hoặc thanh toán sau (Pay later). Tốt nhất là trả tiền luôn cho lẹ. Mình chọn Axis Bank (bạn mình thử cái Sbi-epay ko dc nên mình khỏi thử luôn), sau đó Confirm.
Bước 9: Thanh toán phí Visa
Nhập thông tin thẻ rồi submit, áp dụng cho thẻ Visa và Master Card. Phí Visa 80 USD, phí giao dịch khoảng 1.43 USD. Tổng là 82 USD.
Sau khi hoàn tất việc thanh toán, email sẽ được gửi vào hòm mail cho mình, đại loại là nó thông báo đã nhận dc application của mình và sẽ xử lý hồ sơ trong 72h.
Vì Xin visa Ấn Độ đòi hỏi nhiều thông tin nên nếu bạn cần YesVisa hỗ trợ khai visa Ấn Độ online , đừng ngần ngại liên hệ để YesVisa hỗ trợ nhé .
Bài viết liên quan
Thủ tục xin visa Hàn Quốc 5 năm, 10 năm nhập cảnh nhiều lần
Ngày 03/12/18, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc ban hành hướng dẫn cách xin visa Hàn Quốc 5 năm, 10 năm nhập cảnh nhiều lần tại TP.HCM. Ngoài việc miễn chứng minh tài chính và công việc, hồ sơ còn được tối giản đến mức bất ngờ. Đặc biệt là không chỉ công dân […]
BỘ NGOẠI GIAO ĐÀI LOAN NGỪNG CẤP VISA DU LỊCH CHO VIỆT NAM??
TIN ĐƯỢC CÔNG BỐ CHÍNH THỨC TRÊN TRUYỀN HÌNH TỐI NGÀY 15/12/2018! Ngày 25/12 Cục Du lịch Đài Loan chứng thực, đoàn gồm 153 người Việt Nam sang Đài Loan du lịch đã bỏ trốn 152 người sau khi nhập cảnh Đài Loan vào ngày 21/12 và 23/12 ở sân bay Cao Hùng. Cục Du […]
5 lưu ý quan trọng khi xin visa Hàn Quốc
5 lưu ý quan trọng khi xin visa Hàn Quốc 1. Thời gian đăng ký lại sau khi bị rớt visa Hàn Quốc: Sau 3 tháng kể từ ngày nhận được giấy thông báo bị từ chối cấp visa, bạn mới có thể xin tái đăng ký cấp visa. Trường hợp của visa du học, […]